Thành lũy Quân_đội_nhà_Nguyễn

Bình diện thành Nam Định theo quy thức Vauban

Bắt đầu từ triều Gia Long, nhà Nguyễn cho xây một số thành quách áp dụng phép kiến trúc Vauban với chủ ý phòng thủ như kinh thành Huế (1805-1832); Bắc Thành (Hà Nội) (1805); Gia Định (Sài Gòn) (1832).[16]

Kiến trúc Vauban vốn du nhập Việt Nam từ thế kỷ trước do Olivier de Puymanel (sử Việt thường gọi là Nguyễn Văn Tín) đem đến[17] nhưng đến thời Nguyễn thì được áp dụng rộng rãi. Ở những thị trấn nhỏ hơn nhưng có giá trị chiến lược triều đình cũng cho xúc tiến xây cất thành lũy phòng ngự trong số đó có Thanh Hóa (1804),[18] Bắc Ninh (1805),[19] Quảng Ngãi (1807), Khánh Hòa (1810), Bình Định (1817),[20] Sơn Tây (1822),[21] Nghệ An (1831),[22] Hải Dương, Hưng Yên (1832),[19] Nam Định[23] (1833)[19] và Điện Hải (Đà Nẵng)[24] (1847).[25] Xét về mặt chiến lược thì cách xây cất có tính cách khoa học nhưng vị trí và phương hướng còn bị chi phối bởi thuật phong thủy.[26]

Những thành lũy này phản ảnh chiến thuật coi trọng thế "thủ" hơn thế "công" của triều đình nhà Nguyễn.

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_đội_nhà_Nguyễn http://books.google.com/books?id=IFNrC0lVLvAC http://books.google.com/books?id=foZAdRgB-nwC http://www.scribd.com/doc/6972561/Thanh-Co-Son-Tay http://www.culturalprofiles.net/Viet_Nam/Directori... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=587... http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/58... http://www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/58... http://mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZTbkqIwEIaf... http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=31...